Lanh tô là gì? Lanh tô cửa là vị trí gần như không thể thiếu trong bất kỳ công trình nào. Tuy nhiên với nhiều người tìm hiểu về xây dựng thì thuật ngữ lanh tô sẽ còn khá mới mẻ.
Vậy sau đây hãy cùng Bê Tông Nhẹ Midori khám phá về thuật ngữ lanh tô là gì? Cũng như các loại lanh tô được thi công phổ biến nhé!
Lanh tô là gì?
Lanh tô là bộ phận dầm tường, vị trí này dóng vai trò nâng đỡ và hỗ trợ chịu lực các bộ phận của công trình như: ô, lỗ cửa sổ, cửa tường,… Bộ phận này có chức năng nâng đỡ khối tường nằm trên cửa sổ và cửa ra vào nhằm tạo nên các lỗ cửa ở bề mặt tường.
Lanh tô thường được làm bằng gạch hoặc bê tông cốt thép, gỗ hoặc thép định hình. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại lanh tô khác nhau để người dùng có thể lựa chọn tùy vào trọng tải, kiểu dáng, khẩu độ,…
Chiều rộng của lanh tô sẽ bằng chiều rộng của tường phần đầu của nó sẽ được xây âm vào tường. Tùy vào cấu tạo mà các loại lanh tô sẽ có thể chịu được lực hoặc là không.
Các loại lanh tô cửa phổ biến hiện nay
Lanh tô có rất nhiều loài, được sử dụng phù hợp với yêu cầu thi công xây dựng. Mỗi công trình chủ thầu sẽ lựa chọn 1 dạng lanh tô phù hợp nhất cho việc chịu tải trọng.
Hãy cùng tham khảo những loại Lanh tô cửa dưới đây:
Lanh tô gạch
Lanh tô gạch thường được dùng trong trường hợp độ mở của khoảng trống nhỏ hơn 1m và chủ yếu là để chịu lực nén. Lanh tô gạch sẽ có độ dày thay đổi từ khoảng 10 đến 20cm phục thuộc vào quy trình xây dựng.
Thông thường sẽ có 2 loại chính là lanh tô xây thẳng, xây cuốn vành và xây kiểu bán nguyệt. Trong đó xây kiểu bán nguyệt là khó nhất và cần có kỹ thuật cao.
Lanh tô gạch cốt thép
Đây là loại Lanh tô sử dụng gạch thông thường kết hợp vữa xi măng cát. Ở phần trên của cốp pha phải phủ 1 lớp vữa dày 2.5cm. Cuối cùng sẽ đặt thanh thép tròn hoặc thép bản để hỗ trợ chịu lực.
Cứ ½ gạch thì cho đặt 1 cốt thép (uốn cong cốt thép vào tường với độ sâu ít nhất 1 gạch). Bạn có thể thấy, loại này chỉ dùng cho những lỗ cửa có chiều rộng nhỏ nhất từ 2m.
Khi đó trọng tải lanh tô càng lớn thì chiều rộng của cửa lớn 2m thì phải có sự tính toán lại và tuân theo quy định phù hợp.
Lanh tô cuốn
Với lanh tô cuốn lại được phân làm 3 loại: cuốn thẳng, cuốn lược và cuốn tròn ½. Chi tiết sử dụng từng dạng như sau:
Lanh tô cuốn thẳng. Khi xây gạch được xây theo kiểu nghiêng (2 bên), còn viên ở giữa xây thẳng đứng. Nếu bạn có sử dụng gạch bình thường không cần phải chặt xén bớt đi để tạo độ xiên cũng được và lanh tô cuốn thẳng sẽ hợp cho khẩu độ lỗ cửa rộng khoảng 1,25m.
Lanh tô cuốn vành lược
Hình dáng của loại này ở dạng 1 đoạn cung tròn, bán kính nhỏ nhất bằng khoảng ½ chiều rộng lỗ cửa. Khi đó gạch xây sẽ có độ cong lớn nhất và phải dùng đến gạch xiên góc.
Lanh tô bê tông cốt thép
Lanh tô bê tông cốt thép được thi công theo phương thức đặc biệt nên đã phân ra 2 loại: Lanh tô bê tông cốt thép đỗ tại chỗ
Chiều cao và số lượng cốt thép sẽ có 1 con số cụ thể sau khi đã tính toán và ghi nhận. Ngoài ra còn tùy vào chiều dày bức tường của bạn để có thể tạo ra kích thước phù hợp nhất (có thể dạng hình chữ L khi tường dày 1^1/2 gạch – hình dạng này sẽ làm gối tựa đỡ tường gạch bên ngoài tốt nhất).
Độ dày của lanh tô sẽ bằng với tường gạch, nó sẽ kết hợp với sàn và ô văng
Lanh tô đúc sẵn
Bạn sẽ nhìn thấy lanh tô đúc sẵn chính bằng bội số của kích thước ½ viên gạch, đối với chiều cao dày 1, 2, 3 hàng gạch còn chiều rộng nên từ ½ gạch, 1 gạch hoặc 1^1/2 gạch.
Trong thi công người ta hay sử dụng loại đúc sẵn vì tốc độ thi công sẽ rút ngắn rất nhiều.
Còn một số loại lanh tô khác lanh tô gỗ, lanh tô thép, …
Lanh tô bằng bê tông khí chưng áp
Sự xuất hiện của dòng bê tông khí trưng áp đang dần thay thế cho gạch nung truyền thống vì nhiều ưu điểm vượt trội. Lanh tô gạch bê tông khí là vật liệu mới thân thiện với môi trường và an toàn cho con người. Bê tông khí chưng áp cũng có khả năng cách nhiệt, cách âm, chống cháy, chống thấm và chịu lực tốt hơn so với gạch đỏ.
Một số loại lanh tô làm từ vật liệu xanh hiện đại này bạn có thể tham khảo là: lanh tô gạch không nung chưng áp, lanh tô gạch bê tông cốt liệu,… Tuy nhiên, chi phí lanh tô làm từ vật liệu không nung thường cao hơn gạch đỏ. Bạn nên cân nhắc về chi phí nếu như cần sử dụng số lượng lớn lanh tô.
Lanh tô gỗ
Gỗ được xem là vật liệu phổ thông nhất trong thời kỳ đầu của ngành xây dựng. Loại gỗ được dùng để làm các loại lanh tô là loại gỗ tốt, 2 đầu sẽ được quét hắc tín sau đó chôn vào tường.
Tuy nhiên hiện nay loại lanh tô này đã không còn được dùng nhiều mà thay vào đó là các vật liệu hiện đại với những kỹ thuật tiên tiến. Một trong những lý do khiến nó không còn phổ biến nữa là chi phí cao vì những loại gỗ được dùng phải là gỗ tốt.
Lanh tô đá
Lanh tô đá là loại phổ biến thường được dùng ở những khu vực có nhiều chất liệu đá. Độ dày tối thiểu của lanh tô đá thường là 15cm và có thể bắt được nhịp dài đến 2m. Chất liệu đá có ưu điểm lớn là chịu lực và chịu nén nhưng khả năng chịu kéo lại khá kém. Chủ đầu tư cần phải chú ý điều này khi dùng lanh tô đá.
Lanh tô thép mạ kẽm
Trong trường hợp chiều rộng lỗ cửa lớn và vật liệu xây tường có khối lượng nặng thì lanh tô thép mạ kẽm sẽ phát huy hiệu quả tuyệt vời.
Loại lanh tô này được cấu thành từ những đoạn kênh hoặc dầm thép cuộn. Chúng được kết hợp hoặc dùng riêng lẻ tùy theo yêu cầu của công trình.
Nếu dùng riêng lẻ, người ta sẽ ốp đá hoặc nhúng dầm thép vào bê tông. Thao tác này giúp cho độ rộng của dầm thép tương ứng với độ rộng của tường.
Nếu có nhiều đơn vị nằm cạnh nhau thì chúng được cố định bằng bộ tách ống.
Thép có đặc tính nhẹ, có thể vượt khẩu độ rất lớn. Mặc dù vậy lanh tô thép mạ kẽm thường khá đắt đỏ và đa số các công trình đều dùng thép hình.
Do đó mức độ sử dụng của loại lanh tô cửa sổ này cũng không thực sự phổ biến.
Vai trò của lanh tô
Chức năng chính của lanh tô là chuyển tải trọng của phần tường phía trên cửa hoặc lỗ thoáng sang phía tường hai bên hoặc giá đỡ. Ngoài ra, nó còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cửa sổ, cửa ra vào.
Đồng thời giúp bức tường chống lại các tác nhân bên ngoài như gió bão, động đất và góp phần tạo nên vẻ đẹp kiến trúc công trình.
Lưu ý khi thi công lanh tô cho công trình
Khi lanh tô không đảm bảo chất lượng hoặc không phù hợp với kết cấu phần tường phía trên thì sẽ thường dẫn đến hiện tượng nứt mép tường. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của ngôi nhà mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng chống đỡ của ngôi nhà khi có tác động xấu của môi trường.
Vì vậy để đảm bảo lanh tô phát huy được vai trò của nó thì trong quá trình thi công cần lưu ý:
- Dầm lanh tô phải kết thúc ở bên trong tường xây hoặc các cột. Mỗi đầu lanh tô cần gác lên tường hoặc cột đỡ tối thiểu 15 -20 cm tùy vào từng loại lanh tô.
- Các thanh cốt thép phải ăn sâu vào phần tường đỡ tối thiểu 60cm
- Ngoài ra, đối với từng loại lanh tô thì quá trình thi công sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau.
Chi tiết lưu ý khi thi công từng loại lanh tô như sau:
Lanh tô gạch cốt thép:
- Phạm vi áp dụng: Sử dụng cho các ô trống hoặc cửa có chiều rộng nhỏ hơn 2m, vị trí không chịu ảnh hưởng của lực chấn động
- Sử dụng loại vữa xi măng cát mác 50 (M50)
- Độ dày xi măng: 2-3cm
- Loại thép: đường kính 6mm hoặc thép bản kích thước 20x1mm
- Tỷ lệ: ½ gạch đặt một cốt thép
- Độ sâu vào tường: Lớn hơn 1 – 1,5 gạch
Lanh tô gạch:
- Phạm vi áp dụng: cửa hoặc ô trống <1m
- Độ dày: 10 – 20cm
Lanh tô thép:
- Phạm vi: Sử dụng cho cửa lớn hoặc khoảng hở rộng
- Chiều cao: từ 1 – 3 hàng gạch
- Chiều dài: Chôn sâu trong tường tối thiểu 1/15 chiều rộng cửa.
Lanh tô bê tông cốt thép:
- Phạm vi: Sử dụng cho cửa lớn hoặc khoảng hở rộng.
- Chiều cao: 1 – 2 hàng gạch xây
- Chiều rộng: Cân đối gác vào 2 bên mỗi bên 20 – 60cm
Lanh tô đá:
- Phạm vi: Sử dụng cho cửa hoặc khoảng hở nhỏ hơn 2m
- Độ dày tối thiểu là 15cm
- Chiều rộng: Gác vào 2 bên từ 20 – 60cm
Lanh tô gỗ:
- Phạm vi: Cửa có tải trọng phía trên thấp
- Yêu cầu: gỗ hồng sắc nhóm 4 hoặc 5, hai đầu quét hắc ín chôn vào tường
Nên thi công loại lanh tô nào cho công trình
Dưới đây là một số gợi ý cho việc sử dụng lanh tô được tổng hợp và thống nhất bởi chuyên gia xây dựng của Midori:
- Đối với cửa sổ: Loại cửa này có kích thước chiều rộng không quá lớn (thường khoảng từ 50cm đến 130cm). Do đó lanh tô gạch, lanh tô gạch cốt thép, bê tông cốt thép sẽ linh hoạt đối cho các phong cách kiến trúc khác nhau từ cổ điển cho đến hiện đại mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Đồng thời những loại lanh tô này thuận tiện cho quá trình thi công.
- Cửa vòm: Nếu cửa vòm có kích thước nhỏ hoặc tải trọng phía trên nhỏ thì có thể sử dụng lanh tô gạch. Nhưng nếu diện tích hoặc tải trọng phía trên lớn thì lanh tô thép mạ kẽm hoặc lanh tô bê tông cốt thép để đảm bảo chất lượng và có thể uốn theo tạo hình mong muốn.
- Thang máy: Nên dùng lanh tô đá hoặc lanh tô thép mạ kẽm hoặc bê tông cốt thép. Trong đó lanh tô đá sẽ mang đến sự sang trọng, lanh tô thép mạ kẽm hoặc bê tông cốt thép sẽ phù hợp với kích thước khung lớn.
- Cửa cuốn hoặc cửa ra vào: Nên dùng lanh tô thép mạ kẽm hoặc lanh tô bê tông cốt thép để đảm bảo chất lượng, độ bền và sức chịu tải.
Ngoài ra, khi quyết định sử dụng lanh tô nào gia chủ cũng nên cân nhắc đến vật liệu phổ biến tại địa phương và vật liệu tổng thể của ngôi nhà.
Địa chỉ thi công lanh tô bê tông khí uy tín
Địa chỉ thi công lanh tô và công trình xây dựng ở đâu uy tín?
Bê Tông Nhẹ Midori đảm bảo chất lượng thiết kế và thi công lanh tô khi xây dựng chất lượng hàng đầu Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, Bê Tông Nhẹ Midori chính là địa điểm cung cấp lanh tô tốt nhất dành cho bạn. Hiện nay, công ty chuyên cung cấp các vật liệu xây dựng không nung, bao gồm cả lanh tô không nung.
Lanh tô tại đơn vị chúng tôi được sản xuất từ gạch bê tông khí chưng áp. Sản phẩm có chất lượng đạt chuẩn, độ bền cao và khả năng chịu lực tốt. Hơn thế nữa, lanh tô làm từ gạch nhẹ còn có trọng lượng rất thấp nên dễ dàng vận chuyển và thi công.
Bê Tông Nhẹ Midori cung cấp lanh tô gạch nhẹ với giá cả hợp lý so với thị trường. Hơn thế nữa, công ty cũng thường xuyên đưa ra những chính sách ưu đãi, khuyến mãi để khách hàng mua được sản phẩm với mức giá tốt nhất.
Nếu có thắc mắc nào hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ nhé!